“Mất gốc tiếng Việt” có thật hay không?

Chuyện các KOLS, người nổi tiếng bị “bóc phốt”, chê bai trên mạng xã hội thì không còn là vấn đề xa lạ nữa. Trong đó có những phốt như là Chi Pu sang nước ngoài “quên tiếng mẹ đẻ”, hay Jenny Huỳnh nói tiếng Việt không lớ lớ, “giả tây”, hay là Hari Won dù là người gốc Việt nhưng nói tiếng Việt vẫn giọng và đậm chất giọng của Hàn. Vậy thực hư việc “quên tiếng Việt” này là như thế nào? Hãy để một cựu học sinh chuyên ngoại ngữ là mình đến giải đáp cho mọi người nhé!

Mình bắt đầu học tiếng anh từ lớp 1 và luôn ở trong đội tuyển tiếng anh từ lớp 3 đến hết lớp 9. Dù mình không có nhiều cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, nhưng để việc đi thi thêm thuận lợi, mình và các bạn đội tuyển luôn nói chuyện với nhau bằng tiếng anh. Lên lớp 10, mình đỗ vào lớp chuyên Trung của trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng, và mình bắt đầu con đường lậm ngoại ngữ từ đây.

Khi mình bắt đầu học ngôn ngữ thứ 3, mình nhận ra cách suy nghĩ của mình thay đổi mỗi khi mình thay đổi ngôn ngữ giao tiếp. Với cường độ học chuyên căng thẳng – ăn ngủ với tiếng Trung, mình và bạn bè chỉ trong 1 năm học, đã có thể giao tiếp căn bản với nhau bằng thứ ngoại ngữ khó nhằn này. Tình trạng “quên tiếng Việt” – mà mình hay gọi đùa là “mất gốc tiếng Việt” – bắt đầu xuất hiện.

Tại sao vấn đề này lại xuất hiện?

Theo như mình tìm hiểu trong khối chuyên ngoại ngữ của trường thì trường hợp này không có gì là xa lạ. Bởi để có thể phản ứng tốt nhất trong các kỳ thi ngôn ngữ, bọn mình đã học luôn cả cách tư duy bằng ngoại ngữ.

Cũng như khi mình bắt đầu học ngôn ngữ thứ ba là tiếng Trung, mọi người đều hỏi có sợ quên mất tiếng Anh không. Đối với tiếng Việt cũng như vậy, số thời gian bọn mình tư duy bằng tiếng Trung trong một ngày có thể lên đến 8 tiếng, trừ đi 8 tiếng ăn và ngủ, 2 tiếng giải trí, thì bọn mình chưa chắc đã nói tiếng Việt hết 6 tiếng còn lại. Mà kể cả trong thời gian giải trí, bản thân mình cũng xem các bộ phim Trung với sub tiếng Trung hoặc không sub. Có nghĩa là thời gian bọn mình dùng tiếng Trung một ngày có thể nhiều gấp đôi tiếng Việt.

Vậy thì tình trạng quên mất từ này từ kia trong tiếng Việt là không có lạ, vì khi bọn mình nhìn thấy một sự vật quen thuộc, từ đầu tiên hiện lên trong tâm trí là tiếng Trung chứ không phải tiếng Việt.

Nếu như vậy, thực hư các phốt kia là sao?

Không thể phủ nhận việc có nhiều người “ra vẻ”, “thích thể hiện” khả năng ngoại ngữ của bản thân. Nhưng khi bạn ở trong một môi trường sử dụng một ngoại ngữ nhiều hơn, việc quên đi một số từ tiếng mẹ đẻ là hoàn toàn hiểu được. Bài viết này của mình không nhằm mục đích tẩy trắng cho các trường hợp “dùng tiếng anh nửa mùa”. Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất đẹp, hãy tôn trọng nó nhất có thể; nhưng đồng thời hãy thông cảm cho các trường hợp “mất gốc” dở khóc dở cười của tụi mình nha!

Bài viết liên quan

5 1 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Picassia
Admin
1 năm trước

Mình cũng lậm ngoại ngữ, nhưng não mình chứa một vài ngoại ngữ là bắt đầu lộn xộn.