Forget me not – Chapter 6: Stress

Hỏi và đáp:

Một người phụ nữ có đứa con đang trong độ tuổi “ẩm ương” đăng lên mạng xã hội một câu hỏi rằng: “Sao giới trẻ ngày nay yếu đuối thế? Thời nay có mỗi việc học mà hơi một chút lại stress rồi trầm cảm. Thời xưa còn không có cơm trắng mà ăn, phải lao ra đời sớm kiếm cơm lại còn bị ăn đòn mà có làm sao đâu.” Bạn nghĩ sao về câu hỏi của người phụ nữ này?

“Stress” trong tâm lí lần đầu tiên được biết đến khi một nhà khoa học tên Hans Selye tại trường đại học Montreal vào năm 1920 đã nhận ra rằng những bệnh nhân đã phải chịu đựng một loại hormone “bất thường” khiến họ trông rất mệt mỏi, buồn bã và thiếu năng lượng. Selye đã chứng minh được khá nhiều sự ảnh hưởng của stress lên cơ thể của con người, nhưng nhiều nhà khoa học vẫn vô cùng hoài nghi về ảnh hưởng tâm lí của hiện tượng này. Vì vậy, một nhà vật lí học tên John Mason là làm một thí nghiệm nhỏ trên những con khỉ. Chúng được chia làm hai nhóm riêng biệt trong lồng. Nhóm khỉ thứ nhất ở riêng và sinh hoạt bình thường, trong khi nhóm còn lại được quan sát những con khỉ khác ở ngoài lồng được cho ăn. Khi cả hai nhóm khỉ đều đói như nhau, nhóm khỉ thứ hai xuất hiện lượng hormone stress nhiều hơn và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lí nhiều hệt như ảnh hưởng đến cơ thể của những chú khỉ.

Có thể bạn đã từng nghe qua nguyên lý truyền nhiệt. Khi có hai vật có nhiệt độ khác nhau ở cạnh nhau, vật có nhiệt độ cao sẽ truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp hơn. Đó là lí do tại sao khi bạn đứng dưới trời nắng gắt, nhiệt độ cao từ môi trường sẽ “truyền” vào cơ thể bạn và khiến nó nóng lên. Khi đó, cơ chế “toát mồ hôi” chính là một phản ứng của cơ thể giúp làm mát chính mình. Tương tự như vậy, thực chất, stress cũng là một phản ứng của cơ thể với những áp lực và tác động đến từ thế giới xung quanh. Vì vậy, stress cũng mang lại ích lợi cho chúng ta hệt như việc “toát mồ hôi”. Stress giúp ta trở nên cảnh giác, tỉnh táo, để ý nhiều hơn đến “nguyên nhân gây stress”. Ví dụ, nếu bạn có một sự sợ hãi và stress nhất định với việc bị cướp giật, khi bạn đi đường vào ban đêm một mình, bạn sẽ tỉnh táo và để ý nhiều hơn vào môi trường xung quanh, điều này giúp bảo đảm sự an toàn cho chính bạn. Cũng tương tự vậy, khi bạn đã từng bị rơi vào một tình huống xấu hổ trước đám đông trong quá khứ, cơ thể của bạn sẽ cho rằng việc đứng trước đám đông sẽ gây “nguy hiểm” đến bạn và sẽ tự tạo nên cơ chế của nỗi sợ và căng thẳng để bạn tránh trường hợp tương tự xảy ra. Tuy vậy, cơ thể của chúng ta không phải luôn luôn đúng và nếu tình trạng stress diễn ra kéo dài, điều đó không hề tốt đối với sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của con người. Sau đây là một bản đánh giá mức độ stress dựa theo Thang Đo Căng Thẳng Nhận Thức (PSS), bạn hãy tự đánh giá thử xem nhé!

Với mỗi câu phía dưới hãy tự cho một mức điểm tương ứng.

  • 0: không bao giờ
  • 1: rất ít
  • 2: đôi khi
  • 3: khá thường xuyên
  • 4: rất thường xuyên

Cùng bắt đầu nhé!

1. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy thất vọng vì một thứ gì đó.

2. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy không thể kiểm soát bản thân và những thứ xung quanh.

3. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy sợ hãi và căng thẳng.

4. Trong tháng vừa rồi, bạn cảm thấy tự tin về giải quyết vấn đề của bản thân.

5. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy mọi việc diễn ra theo đúng ý của bạn.

6. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy bạn không thể chịu đựng được một việc gì đó.

7. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy có thể kiểm soát được những thứ khiến bạn thấy phiền.

8. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy mình thực sự vui vẻ và thỏa mãn.

9. Trong tháng vừa rồi, bạn đã giận dữ vì một thứ mình không kiểm soát được.

10. Trong tháng vừa rồi, bạn đã cảm thấy nhiều sự khó khăn bị dồn nén đến mức không chịu được.

Đầu tiên, hay đảo ngược điểm của bạn trong câu hỏi 4,5,7 và 8. Với những câu hỏi này, hãy hay thay đổi điểm như sau: 0=4, 1=3, 2=2, 3=1, 4=0. Và cuối cùng, hãy cộng tất cả số điểm lại. Điểm của bạn hiện tại là: ___________.

  • Nếu điểm của bạn trong khoảng 0-13: bạn đang có mức độ stress khá thấp.
  • Nếu điểm của bạn trong khoảng 14-26: bạn đang có mức độ stress trung bình.
  • Nếu điểm của bạn trong khoảng 27-40: bạn đang có mức độ stress cao, cần chú ý.

Lưu ý: đây chỉ là một bài test của bản thân giúp bạn tìm hiểu và đánh giá về bản thân, không được dùng trong chẩn đoán bất cứ bệnh tâm lí nào. Nếu bạn thực sự cảm thấy không ổn, hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ và các chuyên gia tâm lí.

Quay lại câu hỏi của người mẹ ở đầu chương, thật ra dù là người của thời nào cũng phải đối mặt với những tác động và áp lực khác nhau vàcơ thể cũng tự có những “phản ứng stress” khác nhau. Vì vậy, không thể lấy mức độ stress để đánh giá con người mạnh mẽ hay yếu đuối.

Xem toàn bộ Series ở đây nhé!

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận