Forget me not – Chapter 5: Lo lắng

Hỏi và đáp:

“Điều gì đang khiến bạn lo lắng?”. Khi đặt ra câu hỏi này trong một phần khảo sát trên mạng, tôi nhận được vô vàn câu trả lời khác nhau về sức khỏe, học tập, gia đình, tài chính, tình yêu, ngoại hình hay thậm chí là “ngủ quên lố giờ báo thức”. Tại sao con người chúng ta lại lo lắng về nhiều vấn đề như vậy? Lo lắng có phải là một phản ứng của cơ thể? Liệu “lo lắng” có ích hay chỉ có hại? Làm sao để kiểm soát được sự lo lắng? 

_______________________________________________________________________________________

Theo một nghiên cứu của trường đại học London, con người chúng ta trung bình bỏ ra khoảng 1 tiếng 50 phút mỗi ngày lo lắng, và nếu tuổi thọ chúng ta kéo dài 64 năm thì ta đã mất khoảng hơn 4 năm chỉ để “lo lắng”. Theo góc nhìn của tâm lí học, lo lắng là một tình trạng, cảm xúc khó chịu mà con người trải qua mỗi khi suy nghĩ nhiều về tương lai hoặc cảm thấy không an toàn. Thông thường, sau khi nguyên nhân gây lo âu được giải quyết, cảm giác này sẽ qua đi. Nhưng nếu sự “lo lắng” này không xuất phát từ một nguyên nhân nào và có nhiều triệu chứng gây khó chịu và có nhiều biểu hiện căng thẳng “dài hạn”, có thể đó là lo âu bệnh lý và cần được điều trị. Nếu là một người hay lo lắng, có thể bạn sẽ luôn đặt ra những câu hỏi “Lỡ như…”. “Lỡ như mình bị điểm thấp thì sao?”, “Lỡ như người ấy từ chối mình?”, “Lỡ như mình sẽ bị xấu hổ thì sao?”… Thậm chí, nhiều người còn có những biểu hiện bên ngoài như bị đau bụng, tay chân run rẩy, sốt, buồn nôn, tim đập nhanh… Một cuộc khảo sát 2000 người ở Anh thậm chí còn cho thấy hơn 84% người từng bị mất ngủ vì lo âu. Chính vì vậy, lo lắng quá mức sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tinh thần của chúng ta. Và thường sự lo lắng ấy bị rơi vào vòng lặp mỗi khi ta gặp những trường hợp tương tự, vậy làm sao để có thể dừng vòng lặp ấy và đối phó với sự lo lắng của chính mình? Có hai bước chính để ta có thể làm được điều đó.

“Có cây mới có dây leo.

Có cột có kèo mới có đòn tay.”

Để có thể thay đổi bất cứ việc gì, “nguyên nhân” chính là phần quan trọng nhất mà ta cần để tâm. Thông thường, đây là những lí do khiến con người ta lo lắng:

  • Để kiểm soát: Khi ta bị thiếu cảm giác an toàn và cảm thấy không chắc chắn, cơ thể ta “lên tiếng báo động” bằng cách tạo ra những phản ứng khiến ta liên tục quan tâm về vấn đề đó và mong muốn kiểm soát. Điều này thường xảy ra giữa các mối quan hệ xã hội khi ta đang cảm thấy mình bị bỏ rơi, hoặc bị đẩy ra ngoài cộng đồng của mình. Đôi khi, cảm giác này cũng đến từ những việc chúng ta ít có khả năng thay đổi như tình cảm, sức khỏe của người khác.
  • Để trở nên có trách nhiệm: Nhiều người cũng thường xuyên lo lắng bởi vì họ muốn có trách nhiệm hơn với bản thân và những người xung quanh. Điều này thường thấy ở những mối lo về học tập, sự nghiệp, tài chính hoặc ở những người làm cha mẹ thường xuyên lo lắng cho con cái. Họ thường tin rằng sự lo lắng này sẽ là nguồn động lực giúp họ sống có trách nhiệm hơn và có những hành động đúng đắn trong mối quan hệ và cuộc sống, dù thực tế không phải lúc nào cũng vậy.
  • Để có thể giải quyết vấn đề: Thông thường, khi lo lắng về một vấn đề nào đó xác định, não chúng ta sẽ đi qua những “giải pháp giả thiết”. “Nếu chuyện A xảy ra, tôi sẽ làm việc B. Còn nếu việc C xảy ra, tôi sẽ làm việc D”. Tuy nhiên, nếu không tìm ra được giải pháp hợp lí, ta sẽ liên tục tự hỏi “Nếu như…” và sự lo lắng sẽ không dừng lại mỗi khi ta gặp phải những chuyện tương tự. Điều này thường thấy ở các cặp đôi khi cãi nhau. Ví dụ, nếu bạn gặp phải vấn đề với bạn bè của người yêu, bạn cảm thấy thật sự không muốn đi cùng với những người bạn đó nhưng cũng không thể bắt ép người yêu phải từ bỏ hết các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, mỗi khi người yêu dành thời gian cho những người bạn ấy, bạn liên tục cảm thấy bất an và suy nghĩ về những giải pháp nhưng vẫn bất lực. Đó là khi vòng lặp của sự lo lắng diễn ra.

Vậy đã biết được nguyên nhân lo lắng, ta cần phải làm gì tiếp theo?

Thay đổi niềm tin

  • Để kiểm soát: nếu đây là lí do của sự lo lắng của bạn, bạn nên cần học cách chấp nhận rằng bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ trong cuộc sống ngoại trừ bản thân. Nếu bạn cảm thấy lo lắng vì “liệu người ấy có chấp nhận tình cảm của bạn”, hãy nghĩ lại về những thứ bạn có thể kiểm soát được như “liệu mình đã cố gắng hết sức trong học tập và làm việc chưa?”, “liệu mình đã rèn luyện được khí chất đến mức khiến người ấy phải để ý mình chưa?”, “liệu mình đã học cách yêu thương bản thân và chăm chút ngoại hình chưa?”. Vì nếu bạn còn chưa yêu thương bản thân mình, thì làm sao người khác có thể có tình cảm với bạn được. Vì vậy, hãy biến nỗi lo lắng đó thành động lực để kiểm soát chính mình nhiều hơn thay vì mong muốn kiểm soát mọi thứ xung quanh
  • Để trở nên có trách nhiệm: nếu đây là lí do của sự lo lắng, bạn hãy ghi xuống mọi suy nghĩ về những điều khiến bạn lo âu ngay lập tức mỗi khi cảm xúc ấy ùa đến. Và ngay sau khi ghi xuống, hãy tự nhủ rằng “mình sẽ làm việc này vào ngày mai”. Điều này giúp tạo một “giờ giải lao” cho não và giúp bạn quên đi những trách nhiệm vô hình tạm thời. Khi tạo được thành thói quen, bạn sẽ cảm thấy những nỗi lo ấy cũng không đến mức cần quan tâm quá nhiều nữa.
  • Để giải quyết vấn đề: nếu đây là lí do của sự lo lắng, đây là một vấn đề nan giải hơn các lí do ở trên vì chính bản thân bạn đang bị mắc kẹt trong vòng lặp của sự suy nghĩ. Vậy, mỗi khi gặp các tình huống này, hãy tự hỏi bản thân: “Lo lắng ngay lúc này có giúp ta tìm ra giải pháp không?” Nếu câu trả lời là không, hãy làm ngay một việc khác, tìm một cuốn sách để đọc, học một khóa học mới, đi ra khỏi nhà, tập thể dục,… Và bạn hoàn toàn cũng có thể áp dụng cách phía trên – tạo một “nhật kí lo lắng”, ghi hết mọi điều bạn đang suy nghĩ và hãy để ngày mai quay lại với những nỗi muội phiền ấy, bạn sẽ thấy chúng đã “bớt” quan trọng rất nhiều đấy!

Xem toàn bộ Series ở đây nhé!

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận