Hãy ngủ ngon như chú cún này nhé

“Chiến thần” bảo vệ giấc ngủ – Ánh nắng mặt trời

Một nghiên cứu đo lường giấc ngủ của sinh viên tại Đại học Washington đã nghiên cứu về cách thức và thời điểm cơ thể chúng ta phát “tín hiệu” khi đi ngủ và phát hiện được một “bí mật” đầy bất ngờ về giấc ngủ và ánh mặt trời. 

“Cơ thể chúng ta có đồng hồ sinh học tự nhiên cho chúng ta biết khi nào nên đi ngủ vào ban đêm,” Horacio de la Iglesia, giáo sư sinh học của đại học Washington cho biết. “Nếu bạn không tiếp xúc đủ với ánh sáng vào ban ngày, điều đó sẽ ‘làm chậm’ đồng hồ của bạn và đẩy lùi thời điểm bắt đầu giấc ngủ vào ban đêm.”

Nghiên cứu của Iglesia đã sử dụng màn hình đeo tay để đo giấc ngủ và mức độ tiếp xúc với ánh sáng của 507 sinh viên đại học Washington từ năm 2015 đến năm 2018. Dữ liệu chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ của sinh viên ngủ gần như nhau mỗi đêm bất kể mùa nào. Tuy nhiên, vào những ngày vào mùa đông, học sinh đi ngủ muộn hơn trung bình 35 phút và thức dậy muộn hơn 27 phút so với những ngày học hè. Phát hiện này khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên, vì Seattle – một thành phố có vĩ độ cao – nhận được gần 16 giờ ánh sáng mặt trời vào ngày hạ chí, với nhiều ánh sáng buổi tối cho đời sống xã hội và chỉ hơn 8 giờ ánh sáng mặt trời vào ngày đông chí. 

Dựa trên dữ liệu về giấc ngủ của học sinh, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có điều gì đó trong mùa đông đang “đẩy lùi” chu kỳ sinh học của học sinh. Đối với hầu hết mọi người, bao gồm cả sinh viên đại học, chu kỳ sinh học bẩm sinh chi phối thời điểm chúng ta thức và ngủ kéo dài khoảng 24 giờ 20 phút, và được “hiệu chỉnh” hàng ngày bởi thông tin đầu vào từ môi trường của chúng ta – ánh sáng mặt trời. Đối với các sinh viên trường đại học Washington trong nghiên cứu, dữ liệu về giấc ngủ chỉ ra rằng chu kỳ sinh học của họ vào mùa đông muộn hơn 40 phút so với mùa hè. Vì vậy, ánh sáng mặt trời có thể là một lời giải thích tiềm năng cho sự chậm trễ trong chiếc “đồng hồ sinh học” của con người trong mùa đông. 

Tuy vậy, ánh sáng có tác động khác nhau đến nhịp sinh học vào những thời điểm khác nhau trong ngày. “Ánh sáng ban ngày – đặc biệt là vào buổi sáng – làm tăng tốc độ “đồng hồ sinh học” của bạn, vì vậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi sớm hơn vào buổi tối, nhưng việc tiếp xúc với ánh sáng vào cuối ngày hoặc đầu đêm sẽ làm chậm đồng hồ của bạn, đẩy lùi thời gian khiến bạn cảm thấy mệt mỏi “, Iglesia nói. “Thời gian bạn chìm vào giấc ngủ là kết quả của sự tăng giảm liên tục của những tác động do tiếp xúc với ánh sáng vào những thời điểm khác nhau trong ngày.” Dữ liệu trong nghiên cứu của Iglesia cho thấy, mỗi giờ tiếp xúc ánh sáng tự nhiên có thể thay đổi chu kỳ sinh học của học sinh thêm 30 phút. Iglesia cho biết, ngay cả việc tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời vào những ngày mùa đông nhiều mây hoặc u ám ở Seattle cũng gây ra hiệu ứng này, vì ánh sáng đó vẫn sáng hơn đáng kể so với ánh sáng nhân tạo trong nhà. Mỗi giờ ánh sáng “nhân tạo” từ các nguồn trong nhà như đèn và màn hình máy tính lại làm chậm pha sinh học trung bình khoảng 15 phút. Đây được gọi là hiệu ứng “ĐẨY VÀ KÉO”. Vì vậy, Iglesia cho rằng “Do học sinh không được tiếp xúc đủ với ánh sáng ban ngày vào mùa đông nên đồng hồ sinh học của các bạn trẻ bị trễ so với mùa hè.”

Bài nghiên cứu khoa học này không chỉ đưa ra một bài học dành cho các sinh viên đại học nhưng còn dành cho tất cả những người sống trong xã hội “hiện đại” đang gặp khó khăn với giấc ngủ của bản thân do “sự ô nhiễm ánh sáng” từ quá nhiều nguồn ánh sáng nhân tạo. “Chúng ta sống ở các thành phố và thị trấn có nhiều ánh sáng nhân tạo và lối sống hiện đại khiến chúng ta ở trong nhà nhiều hơn vào ban ngày,” Iglesia nói. “Nghiên cứu này chỉ ra rằng chúng ta cần ra ngoài – dù chỉ một lúc và đặc biệt là vào buổi sáng – để tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Vào buổi tối, hãy giảm thiểu thời gian sử dụng màn hình và ánh sáng nhân tạo để ‘hiệu chỉnh’ lại chiếc đồng hồ sinh học và giúp chúng ta dễ ngủ hơn.”

My Linh Tran

BÀI DỊCH TỪ:

Trouble falling asleep at night? Chase that daytime light, study shows. (2022, December 13). ScienceDaily. https://www.sciencedaily.com/releases/2022/12/221212140707.htm

Bài viết liên quan

5 1 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
3 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Picassia
Admin
1 năm trước

Chắc phải chịu khó đày nắng để ngủ ngon quá.

Thanh Trúc Võ Thị
1 năm trước

Tôi có một người bạn rất hay mất ngủ, chắc recommend bạn ấy đọc bài này thuiiiiii

Ngọc Anh Mai
1 năm trước

:< dạo này đang mất ngủ, đọc bài viết thấy hữu ích quá